Kinh tế Zimbabwe

Bản mẫu:Out of date

Bài chi tiết: Kinh tế Zimbabwe
Xuất khẩu năm 2006 của ZimbabweSản xuất ngũ cốc tại Zimbabwe đã sụt giảm đáng kể trong những năm gần đây

Zimbabwe là nước có tiềm năng kinh tế, giàu tài nguyên thiên nhiên với cromvàngkhoáng sản chính của nước này. Thuốc lá, bông và đường là những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Zimbabwe.

Sau độc lập, chính quyền mới chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập, duy trì tốc độ phát triển, tiến hành cấp ruộng đất cho người da đen, ban hành luật lao động, định cư, nâng lương tối thiểu, xây dựng cơ sở y tế, giáo dục; thực hiện chính sách ôn hoà với người da trắng, sử dụng tay nghề, vốn, kỹ thuật và cơ cấu kinh tế, tài chính của họ nhằm duy trì sản xuất, tránh xáo trộn tình hình.

Chính quyền mới từng bước cải tạo nền kinh tế theo chiều hướng xoá dần tệ phân biệt chủng tộc, hạn chế bóc lột sức lao động. Nhà nước nắm những lĩnh vực kinh tế quan trọng như ngân hàng, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên, xuất nhập khẩu; lập hợp tác xã nông nghiệp, xí nghiệp công nghiệp; thực hiện tự do hoá nền kinh tế, khuyến khích khu vực tư nhân, xoá bỏ cấp giấy phép nhập khẩu, kiểm soát giá cả các mặt hàng tiêu dùng, nới lỏng quản lý trao đổi ngoại tệ để thu hút đầu tư và khuyến khích liên doanh với nước ngoài. Tranh thủ vốn đầu tư, kỹ thuật và viện trợ của các nước để duy trì hoạt động của nền kinh tế. Xúc tiến hợp tác khu vực, xây dựng ống dẫn dầu qua cảng Becca, Maputo của Mozambique, phục hồi đường sắt vận chuyển qua các nước, từng bước tăng quan hệ kinh tế hợp tác với châu Phi.

Zimbabwe tích cực tham gia đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế thế giới mới, thúc đẩy hợp tác Nam - Nam, hợp tác khu vực.

Xuất khẩu khoáng chất, nông nghiệp, và du lịch là những nguồn thu ngoại tệ chính của Zimbabwe.[86] Lĩnh vực khai mỏ vẫn mang lại nhiều lợi nhuận, với một số trữ lượng platinum lớn nhất thế giới đang được khai thác bởi Anglo-AmericanImpala Platinum.[87] Zimbabwe là đối tác thương mại lớn nhất của Nam Phi trên lục địa châu Phi.[88]

Zimbabwe vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng kinh tế dương trong suốt những năm 1980 (tăng trưởng 5.0% GDP hàng năm) và 1990 (tăng trưởng 4.3% GDP hàng năm). Tuy nhiên, nền kinh tế đã suy giảm từ năm 2000: giảm 5% năm 2000, 8% năm 2001, 12% năm 2002 và 18% năm 2003.[89] Chính phủ Zimbabwe phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế sau khi đã từ bỏ các nỗ lực trước kia nhằm phát triển một nền kinh tế theo định hướng thị trường. Các vấn đề bao gồm thiếu hụt ngoại tệ, lạm phát tăng vọt, và thiếu nguồn cung hàng hoá. Việc Zimbabwe tham gia vào cuộc chiến tranh tại Cộng hoà Dân chủ Congo từ năm 1998 tới năm 2002 đã làm nền kinh tế nước này thiệt hại hàng trăm triệu dollar.[90]

Vòng xoáy suy giảm của nền kinh tế có nguyên nhân chủ yếu từ sự quản lý kém và tham nhũng của chính quyền Mugabe và sự tịch thu tài sản bất hợp pháp của hơn 4,000 chủ trại da trắng trong chiến dịch phân phối lại đất đai gây nhiều tranh cãi năm 2000.[91][92][93][94] Zimbabwe trước kia là một nước xuất khẩu ngô nhưng hiện đã phải nhập khẩu.[87] Xuất khẩu thuốc lá và các mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu khác cũng sụt giảm nghiêm trọng.

Du lịch từng là một ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, nhưng đã sụt giảm trong những năm gần đây. Zimbabwe Conservation Task Force đã ra một bản báo cáo vào tháng 7 năm 2007, ước tính 60% đời sống hoang dã tại Zimbabwe đã mất từ năm 2000 vì tình trạng săn bắn trộm và phá rừng. Báo cáo cảnh báo rằng sự mất mát đời sống hoang dã cộng với tình trạng phá rừng trên diện rộng có nguy cơ phá huỷ ngành công nghiệp du lịch.[95]

Siêu lạm phát 2003-2009

Lạm phát đã tăng từ một tỷ lệ hàng năm 32% năm 1998, lên mức ước tính chính thức cao tới 11.200.000.000% vào tháng 8 năm 2008 theo Văn phòng Thống kê Trung ương.[96] Đây là một tình trạng siêu lạm phát, và ngân hàng trung ương đã đưa ra một đồng tiền 100 tỷ dollar mới.[97] Ở thời điểm tháng 11 năm 2008, các con số không chính thức đưa ra tỷ lệ lạm phát hàng năm của Zimbabwe là 516 nhân 10 mũ 18 phần trăm, với giá cả tăng gấp đôi sau mỗi 1.3 ngày. Cuộc khủng hoảng lạm phát của Zimbabwe hiện (2009) là cuộc lạm phát tồi tệ thứ hai trong lịch sử, sau cuộc khủng hoảng siêu lạm phát ở Hungary năm 1946, với giá cả tăng gấp đôi sau mỗi 15.6 giờ.[98] Tới năm 2005, sức mua của người dân trung bình Zimbabwe đã giảm xuống mức thực tương đương thời điểm năm 1953.[99] Những người dân địa phương phần lớn phải mua những vật dụng thiết yếu từ các quốc gia Botswana, Nam Phi và Zambia láng giềng.

Năm 2005, chính phủ, theo sự hướng dẫn của thống đốc ngân hàng trung ương Gideon Gono, đã bắt đầu những cuộc đàm phán để những người chủ trại da trắng có thể quay lại. Họ chỉ còn khoảng 400 tới 500 người vẫn còn ở lại trong nước, nhưng hầu hết đất đai đã bị tịch thu không còn có thể canh tác được nữa.[100] Tháng 1 năm 2007, chính phủ thậm chí còn để một số chủ trang trại da trắng ký các hợp đồng thuê đất dài hạn.[101] Nhưng, chính phủ một lần nữa đảo ngược lại quá trình này và bắt đầu yêu cầu tất cả những người chủ trại da trắng còn lại phải rời đất nước hoặc sẽ phải đối mặt với việc bị bỏ tù.[102][103]

Tháng 8 năm 2006, một đồng dollar Zimbabwe mới đã được đánh giá lại được phát hành tương đương với 1.000 dollar trước kia. Tỷ lệ trao đổi đã giảm từ 24 dollar Zimbabwe cũ trên U.S. dollar (USD) năm 1998 tới 250.000 dollar trước kia hay 250 dollar Zimbabwe mới trên 1 dollar Mỹ theo tỷ giá chính thức,[104] và ước tính 120.000.000 dollar cũ hay 120.000 dollar Zimbabwe mới 1 dollar Mỹ trên chợ đen,[105] tháng 6 năm 2007.

Tờ 100 nghìn tỷ đô la Zimbabwe mặt trướcvà mặt sau

Tháng 1 năm, 2009, Zimbabwe đưa ra đồng tiền giấy $100 nghìn tỷ (1014).[106] Ngày 29 tháng 1, trong một nỗ lực đối phó với tình trạng lạm phát của đất nước, quyền Bộ trưởng Tài chính Patrick Chinamasa thông báo rằng người dân Zimbabwe sẽ được phép sử dụng các đồng tiền tệ khác, ổn định hơn (ví dụ Sterling, Euro, Rand Nam PhiDollar Mỹ) trong trao đổi, bên cạnh đồng dollar Zimbabwe.[107]

Ngày 2 tháng 2 năm 2009, RBZ thông báo thêm 12 số không nữa sẽ bị bỏ khỏi đồng tiền tệ, với 1.000.000.000.000 dollar (thế hệ ba) Zimbabwe đổi được một dollar mới. Các đồng tiền mới (thế hệ bốn) được đưa ra với mệnh giá mới Z$1, Z$5, Z$10, Z$20, Z$50, Z$100 và Z$500. Các đồng tiền thế hệ bốn được lưu hành cùng với các đồng thế hệ ba, vẫn được sử dụng cho tới ngày 30 tháng 6 năm 2009.[108]

Lạm phát tại Venezuela đã ổn định sau khi chính phủ cho phép thanh toán bằng đồng đô la Mỹ, tuy nhiên nền kinh tế này lại rơi vào một hoàn cảnh khó khăn đặc biệt khác khi thiếu đô la Mỹ để thanh toán. Điều này đã làm cho rất nhiều người dân tại đây tìm đến Bitcoin như một phương tiện thanh toán thay thế.[109]

Quan điểm chính phủ và các lệnh cấm vận quốc tế

Mugabe chỉ ra các chính phủ nước ngoài và cái gọi là "sự phá hoại ngầm" là nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của kinh tế Zimbabwe, cũng như tỷ lệ thất nghiệp chính thức lên tới 80% ở nước này.[110] Những lời chỉ trích với chính quyền Mugabe, gồm cả đại đa số cộng đồng quốc tế, buộc tội chương trình gây tranh cãi của Mugabe, tìm cách chiếm đoạt đất đai từ những nông dân da trắng.[cần dẫn nguồn] Mugabe đã nhiều lần lên án các lệnh cấm vận áp đặt lên Zimbabwe bởi Cộng đồng châu ÂuHoa Kỳ gây ra tình trạng hiện tại của nền kinh tế Zimbabwe. Tuy nhiên, theo Hoa Kỳ, những mục tiêu cấm vận chỉ nhắm tới bảy lĩnh vực kinh doanh riêng biệt thuộc sở hữu hay dưới quyền kiểm soát của các quan chức chính phủ chứ không phải những công dân bình thường.[111] Trong một cuộc họp của Cộng đồng Phát triển Miền nam châu Phi năm 2007, đã có một lời kêu gọi dỡ bỏ các lệnh cấm vận được đưa ra.[112]

Các tỷ lệ thuế và phí rất cao với các doanh nghiệp tư nhân, trong khi các doanh nghiệp nhà nước được trợ cấp rất lớn. Chi phí quản lý nhà nước với các công ty rất đắt đỏ; việc khởi đầu hay đóng của một doanh nghiệp rất chậm chạp và tốn chi phí.[113] Chi tiêu chính phủ được dự đoán chiếm 67% GDP năm 2007.[114] Con số này thường được bù đắp một phần nhờ việc in thêm tiền, dẫn tới tình trạng siêu lạm phát. Thị trường lao động được quy định rất chặt chẽ; việc thuê một nhân công rất rắc rối, việc sa thải nhân công rất khó khăn, và tỷ lệ thất nghiệp đã lên tới 80% (2005).[113]

Trong một nỗ lực nhằm đương đầu với lạm phát và khuyến khích tăng trưởng kinh tế đồng dollar Zimbabwe đã bị đình chỉ vĩnh viễn ngày 12 tháng 4 năm 2009.[115] Hiện Zimbabwe cho phép thực hiện giao dịch thương mại bằng đồng dollar Mỹ và nhiều đồng tiền tệ khác như đồng Rand của Nam Phi, đồng Euro, Sterling, và đồng Pula của Botswana. Việc sử dụng đồng dollar Mỹ đã mang lại nhiều kết quả to lớn trong vòng vài tuần khi lạm phát thực tế đã giảm xuống dưới 0 ở mức -3%.[cần dẫn nguồn]

Tuy nhiên, dù đã có sự nỗ lực kinh tế, vẫn không có đủ việc làm cho nhiều người, và tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao nhất thế giới, với 95% dân số không có việc làm. Và hiện chính phủ vẫn phải đối mặt với những khó khăn trong việc tạo thêm công ăn việc làm.

Gần đây, tình hình nội bộ Zimbabwe không ổn định, kế hoạch cải cách ruộng đất đã gây ra làn sóng bạo lực ở Zimbabwe, chi phí đưa 12.000 quân sang giúp Cộng hoà Dân chủ Congo chiếm khoảng 10% GDP và nạn dịch AIDS hoành hành càng làm tăng thêm khó khăn cho kinh tế nước này.

Từ đầu năm 2009, Ngân hàng Trung ương Zimbabwe định kỳ phát hành lượng tiền lớn để bù đắp thâm hụt ngân sách đã dẫn đến tình trạng siêu lạm phát ở nước này, lên tới trên hơn 100.000%. Đến tháng 2 năm 2009, việc chia sẻ quyền lực trong Chính phủ mới thành lập đã giúp cải thiện tình hình kinh tế, tình trạng siêu lạm phát dần bị khống chế thông qua việc hạn chế phát hành thêm đồng đô-la Zimbabwe và dỡ bỏ việc kiểm soát giá cả. Nền kinh tế Zimbabwe ghi nhận sự tăng trưởng lần đầu tiên trong thập kỷ sau nhiều năm suy thoái. Người dân hy vọng việc ổn định tình hình chính trị sẽ giúp phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

Năm 2010, GDP của Zimbabwe đạt 4,27 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 5,9% và lạm phát là 5,03%, GDP bình quân đầu người của nước này ở mức thấp, chỉ khoảng 400 USD, tỷ lệ thất nghiệp ở mức kỷ lục với 95%.

Nông nghiệp thu hút 66% lực lượng lao động nhưng chỉ đóng góp 17,9% vào GDP. Các loại nông sản chủ yếu là: ngô, sợi bông, thuốc lá, bột mày, mía đường, thịt cừu, thịt dê, thịt lợn...

Công nghiệp thu hút 10% lực lượng lao động và đóng góp vào 24,3% GDP. Các ngành công nghiệp chính là: khai khoáng, quần áogiầy da, thực phẩmđồ uống...

Dịch vụ thu hút 24% lực lượng lao động và đóng góp tới 57,95% GDP. Du lịch là một ngành dịch vụ quan trọng của Zimbabwa nhưng hiện đang gặp khủng hoảng vì các khách du lịch phương Tây tránh nước này do lo ngại tâm lý bài da trắng.

Về ngoại thương, năm 2010, Zimbabwe xuất khẩu 2,54 tỷ USD trong đó chủ yếu là platin, bông, thuốc lá, vàng, hợp kim sắt, hàng dệt may. Các bạn hàng chính của Zimbabwe là Congo, Nam Phi, Botswana, Trung Quốc, Đức

Năm 2010, Zimbabwe nhập khẩu 4,04 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu của nước này là máy móc và thiệt bị vận tải, hóa chất, xăng dầu, lương thực. Các đối tác nhập khẩu chính của Zimbabwe là Nam Phi (62,2%), Trung Quốc.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Zimbabwe http://www.smh.com.au/news/world/in-zimbabwe-life-... http://www.abc.net.au/news/stories/2008/12/03/2437... http://www.cso.gov.bw/html/liter_survey.htm http://infoexport.gc.ca/ie-en/DisplayDocument.jsp?... http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F003476.php http://africanhistory.about.com/od/zimbabwe/p/Zimb... http://www.africanews.com/site/list_messages/12598 http://archives.cnn.com/2000/WORLD/africa/04/18/zi... http://edition.cnn.com/2008/BUSINESS/08/19/zimbabw... http://www.cnn.com/2009/WORLD/africa/09/25/zimbabw...